Phá vỡ giả là thứ mà không 1 nhà giao dịch phá vỡ nào muốn gặp phải trong các thiết lập của mình. Tuy nhiên bằng cách nhận diện các đặc điểm thường gặp cũng như hiểu các bối cảnh thị trường, ta có thể dễ dàng loại bỏ các cú phá vỡ chất lượng kém và tăng xác suất bắt được những cú phá vỡ tốt.
Phá vỡ chỉ có 3 dạng: phá vỡ giả (false break); phá vỡ mồi (tease break) và phá vỡ thực (proper break). Trong đó phá vỡ giả có chất lượng kém nhất, và phá vỡ thực có chất lượng cao nhất. Mục tiêu của ta là loại bỏ những cú phá vỡ giả và phá vỡ mồi, chỉ giao dịch những cú phá vỡ có khả năng là thực nhất.
Phá vỡ giả là những lần giá phá vỡ 1 vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc 1 đỉnh/đáy quan trọng mà KHÔNG CÓ 1 cú nén tích lũy động lượng nào. Ví dụ:
Giá xuyên thủng đáy trước nhưng không có cú nén nào, chỉ rơi 1 lèo từ trên xuống và ngay lập tức đảo chiều tăng. Cú phá vỡ này rất tệ bởi: 1) không có cú nén tích lũy động lượng nên lực phá vỡ yếu và không tạo ra được áp lực kép; 2) nếu bán khống khi giá phá vỡ thì stop loss phải đặt phía trên swing high gần nhất, khoảng SL như vậy là quá rộng; và 3) các trader giao dịch ngược hướng phá vỡ có nhiều lý do để vào lệnh, khi đó các breakout trader phải đóng lệnh để bảo toàn vốn khiến giá đảo chiều
Phá vỡ mồi là cú phá vỡ có 1 đoạn tích lũy động lượng nhưng cách khá xa so với vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Cú break tại mũi tên đỏ được tạo ra bởi 1 đoạn buildup ngắn, nhưng buildup này không nằm sát ngay vùng kháng cự nên cú phá vỡ vẫn được coi là yếu, mặc dù chất lượng đã tốt hơn so với ví dụ 1. Phá vỡ mồi có thể dẫn đến phá vỡ thực sau đó, nhưng vẫn không đủ tốt để vào lệnh. Ngoài ra khoảng stop loss phù hợp của cú phá này vẫn còn khá rộng
Phá vỡ thực: cú phá vỡ có đoạn buildup chặt chẽ nằm sát tại vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Phá vỡ thực có xác suất cao vì có động lượng tích lũy đủ chín muồi, và lợi thế lớn nằm ở chỗ khoảng stop loss cần thiết là rất chặt, có thể tạo ra các giao dịch có tỷ suất RR cao. Đây chính là những cú phá vỡ mà Bob Volman nhắm đến khi giao dịch.
Nguyên tắc phá vỡ giả:
Ví dụ: các nguyên tắc được thể hiện tại điểm được đánh số
1- PVG tại điểm cuối của 1 sóng thuận xu hướng là dấu hiệu điều chỉnh tạm thời (1) 2- PVG tại điểm cuối của 1 sóng điều chỉnh là dấu hiệu xu hướng hồi phục (2) 3- PVG sau 1 cú nén tích lũy động lượng là dấu hiệu đảo chiều xu hướng (3)
Tại (1), giá phá vỡ đỉnh nhưng đảo chiều tạo thành phá vỡ giả. Như vậy khả năng xu hướng tăng sắp bước qua giai đoạn điều chỉnh. Tại (2), phá vỡ giả cho thấy xu hướng có thể hồi phục trở lại. Tại (3), mặc dù phe bò đã cố gắng tạo ra 1 cú nén rất tốt (giữa đường ema với đường kháng cự) nhưng kết cục vẫn là 1 phá vỡ giả, điều này khiến phe bò mất động lực và xu hướng đảo chiều. Có thể bán khống với cú nén tại (4)