Tính đến trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới tiếp tục di chuyển trong biên độ hẹp và chưa xác định rõ hướng đi, khi các nhà giao dịch tỏ vẻ thận trọng trong các phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7. Dù cho Chủ tịch Fed đã cho thấy sự “ôn hòa” hơn rất nhiều so với cuộc họp chính sách tháng 6.
Hai phiên đầu tuần chứng kiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất trong 1 tháng, do đó gây sức ép lên thị trường kim loại quý. Tuy nhiên, giá vàng đã nhanh chóng trở lại các mức cao của tuần gần mức giá 2.335 USD/oz trong phiên giao dịch châu Á.
Báo cáo số lượng tuyển dụng việc làm của Mỹ tăng 8,14 triệu cơ hội tuyển dụng trong tháng 5/2024, vượt dự báo chỉ 7,91 triệu của giới chuyên gia. Dữ liệu này chỉ là khởi đầu cho loạt số liệu liên quan đến tình hình lao động đang được Fed hết sức chú ý, đặc biệt là báo cáo việc làm tổng thể của Hoa Kỳ. Nó cũng sẽ cho các nhà đầu tư thấy rằng tác động của lãi suất cao có đang vượt tầm kiểm soát hay không.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H1
Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể tin rằng một loạt sóng lớn sẽ diễn ra trong các phiên giao dịch sắp tới với 5 ngày giá vàng kiên trì tích lũy ở quanh khu vực 2.320 - 2.340 USD. Một câu hỏi lớn là giá vàng sẽ cắm đầu suy yếu tiếp xuống lại mức cản tâm lý 2.300 USD hay phục hồi mạnh mẽ để trở lại đà leo dốc lên đỉnh lịch sử.
Dựa vào khối lượng giao dịch, volume được nhìn thấy khá cân bằng càng làm cho xu hướng sắp tới trở nên khó lường hơn. Tuy nhiên, chúng ta đã có một xu hướng tăng trên các khung thời gian H1/H4 nên có thể người mua đang có khả năng chiến thắng nhiều hơn. Cột mốc họ muốn thấy sẽ là mức kháng cự tiềm năng 2.345 - 2.350 USD.
Còn những nhà giao dịch bán khống đang kiểm soát vùng kháng cự 2.340 USD sẽ không muốn thấy nó bị phá vỡ dù đang ở thế không tốt lắm so với khoảng thời gian trước đó. Vùng cản mà họ muốn thấy sự ‘breakout’ sẽ là 2.320 USD nhằm hướng mục tiêu xuống 2.310 và 2.300 USD.